Địa lý và địa chất Cao_nguyên_Putorana

Bề mặt của cao nguyên được bao phủ bởi dòng dung nham được gọi là Siberia Traps. Chúng được tìm thấy tại khắp cao nguyên Trung Siberia nhưng Putorana lại là cao nguyên duy nhất hoàn toàn cấu thành từ đá bazan. Nó là cao nguyên dung nham núi lửa lớn thứ hai thế giới chỉ sau cao nguyên DeccanẤn Độ.

Địa hình của nó là sự kết hợp của một cao nguyên tương đối bằng phẳng với các hẻm núi và thung lũng sông rộng lớn cùng các hồ nước dài và hẹp. Cao nguyên là thượng nguồn của nhiều con sông bao gồm Kureika, Pyasina, Kheta, KotuyNizhnyaya Tunguska. Những dòng sông chảy len lỏi qua những tảng đá nhiều lớp tạo thành những hẻm núi sâu, ghềnh và thác nước. Nó được mệnh danh là vùng đất của Mười ngàn hồ nước cùng hàng ngàn thác nước. Nếu xét về số lượng, Putorana chính là khu vực có nhiều thác nước nhất tại Nga. Trung tâm địa lý của Nga là hồ Vivi cùng Thác Talnikovy cao 482 mét được mệnh danh là thác nước cao nhất Lục địa Á-Âu nằm trên khu vực cao nguyên Putorana.

Hồ Dyupkun rộng lớn tạo thành một hệ sinh thái riêng trải rộng hàng chục kilômét. Theo ước tính có đến 25.000 hồ có độ sâu từ 180 đến 420 mét tạo thành kho dự trữ nước ngọt lớn thứ hai ở Nga theo công suất chỉ sau hồ Baikal.[2]

Khu bảo tồn thiên nhiên Putorana là nơi bảo vệ đàn tuần lộc hoang dã lớn nhất thế giới cũng như phân loài Cừu tuyết Putorana quý hiếm.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cao_nguyên_Putorana http://mapstor.com/articles/topographic-maps-and-t... http://www.nhpfund.org/nominations/putorana.html http://whc.unesco.org/en/list/1234 http://whc.unesco.org/en/list/1234rev //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://geo.web.ru/druza/l-Putorana.htm http://zapovedsever.ru https://web.archive.org/web/20100930161636/http://... https://web.archive.org/web/20120126071144/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Putora...